VĂN NGHỆ CUỐI TUẦN

VĂN NGHỆ CUỐI TUẦN

CRI

Thưởng thức tản văn mượt mà, vui nghe ca khúc hấp dẫn

Categories: Arts

Listen to the last episode:

Có lẽ nhiều người Việt Nam nhất là những người đứng tương đối quen thuộc giai điệu bài dân ca Mông Cổ Trung Quốc "Mặt trời không bao giờ lặn trên thảo nguyên". Bài dân ca Mông Cổ này là tác phẩm tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Trung ương Trung Quốc vào năm 1953 của nhà soạn nhạc nổi tiếng dân tộc Mông Cổ Mây-li-chi-gơ, chính tác phẩm tốt nghiệp này đã giúp ông nổi tiếng. La Thành: Đại ý lời ca Mây trắng bồng bềnh trên trời xanh Đàn ngựa cất vó dưới mây trắng Tiếng roi vụt mạnh vang bốn phương Đàn chim tung cánh bay lên cao Nếu có ai đến hỏi tôi rằng Bạn ơi đây là thuộc nơi nao? Tôi kiêu hãnh trả lời họ rằng Đây chính là quê hương tôi đó Ngọc Ánh: Nhân dân ở đây yêu hòa bình Bà con nơi đây yêu quê hương Ca ngợi cuộc sống mới tươi đẹp Ca ngợi Đảng Cộng sản Mao Chủ Tịch và Đảng Cộng sản Dìu dắt chúng con trưởng thành Mặt trời không bao giờ lặn trên thảo nguyên La Thành: Bài dân ca Mông Cổ du dương đã dẫn chúng ta đến với thảo nguyên bao la, đến với khung cảnh từng đàn cừu đàn bò đang nhởn nhơ gặm cỏ trên đồng cỏ mênh mông. Trong chương trình Văn nghệ cuối tuần đêm nay, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn về dân tộc Mông Cổ được mệnh danh là "dân tộc âm nhạc", "dân tộc thơ ca", và tất nhiên còn mời các bạn thưởng một số bài dân ca Mông Cổ do các giọng ca nổi tiếng của dân tộc này trình bày. Ngọc Ánh: Dân tộc Mông Cổ bắt nguồn ở dọc dòng sông Wangjian cổ đại, nay gọi là sông Ngơ-ơ-cu-na. Đầu thế kỷ thứ 13, Thủ lĩnh Thành Cát Tư Hãn dẫn đầu đã thống nhất các bộ tộc tại khu vực Mông Cổ, rồi dần dần hình thành một khối cộng đồng dân tộc mới. La Thành: Bà con dân tộc Mông Cổ sinh sống trên thảo nguyên đồng cỏ hết đời này đến đời khác, cuộc sống du mục của họ "di chuyển theo dòng nước chảy cỏ mọc", mặc dù lối sống như vậy đã suy giảm dần trong xã hội hiện đại ngày nay, song phương thức sinh hoạt này của họ vẫn được coi là tiêu chí của bà con dân tộc Mông Cổ. Dân tộc Mông Cổ phân bố tại khu vực Đông Á, dân tộc Ơ-un-khơ và dân tộc Thổ Gia đôi khi được coi là hai nhánh của dân tộc Mông Cổ. Dân số dân tộc Mông Cổ trên thế giới vào khoảng 10 triệu người, ngôn ngữ của dân tộc này là tiếng Mông Cổ. Trong đó, trên 50% sinh sống trong địa phận Trung Quốc. Ngọc Ánh: Dân tộc Mông Cổ là một dân tộc đam mê ca nhạc, hát hay múa giỏi, cho nên từ trước đến nay được mệnh danh là "dân tộc âm nhạc", "dân tộc thơ ca". Phong cách giai điệu dân ca Mông Cổ độc đáo, bất kể âm vực của bài ca cao và vang hoặc là thấp và trầm, cũng đều thể hiện đầy đủ đức tính chất phác, sảng khoái, nhiệt tình, hào phóng vốn có của dân tộc này. La Thành: Sau đây, mời các bạn thưởng thức bài dân ca Mông Cổ "Thảo nguyên tươi đẹp là quê hương ta đó" do nghệ sĩ nổi tiếng dân tộc Mông Cổ Tơ-tơ-ma trình bày. Nghệ sĩ Tơ-tơ-ma sinh năm 1947, được mọi người mệnh danh là "Chim Sơn ca trên thảo nguyên ". Chị đã bỏ ra nhiều công sức nghiên cứu tìm tòi, kết hợp phong cách hát ngân dài của dân tộc Mông Cổ với phong cách Opera, hoà hai phong cách làm một, khiến giọng hát của chị vừa rạo rực nhiệt tình lại có sức hút nghệ thuật mãnh liệt. Ngọc Ánh: Dân tộc Mông Cô từ già, trẻ, gái, trai đều đam mê ca hát, họ rất tôn sùng và kính nể những ai giỏi hát và hát hay. Dân tộc Mông Cổ Trung Quốc chủ yếu tập trung sinh sống trên cao nguyên Nội Mông, cuộc sống chăn nuôi gia súc trên đồng cỏ đã tạo nên cho bà con dân tộc Mông Cổ có đức tính dũng cảm, nhiệt tình, hào phóng, ngay thẳng như đã nói trên đây, còn tạo nên rất nhiều giọng ca dân tộc Mông Cổ xuất sắc. Dân tộc Mông Cổ là một dân tộc âm nhạc và thơ ca Giọng ca nổi tiếng dân tộc Mông Cổ Tâng-cơ-ơ La Thành: Tiếp theo, mời các bạn thưởng thức bài "Thiên đường" do giọng ca nổi tiếng dân tộc Mông Cổ Tâng-cơ-ơ trình bày. Tâng-cơ-ơ sinh năm 1960, anh từng học chuyên ngành Lý luận Sáng tác âm nhạc tại Học viện Âm nhạc Thiên Tân từ năm 1980—1985; Anh trở nên nổi tiếng bởi sáng tác và trình bày bài dân ca mang tên "Người Mông Cổ" vào năm 1986. Chất giọng của nghệ sĩ Tâng-cơ-ơ cao và vang, có sức mạnh, anh thiên về thể hiện những ca khúc mang giai điệu tình cảm đậm đà sâu lắng, bi thương nhưng lại hào phóng, đặc biệt là những ca khúc mang giai điệu khí chất độc đáo của thảo nguyên mênh mông. Ngọc Ánh: Đại ý ca khúc "Thiên đường": Bầu trời xanh lam Nước hồ trong vắt Đồng cỏ xanh rờn Quê hương tôi đó Tuấn mã phi nhanh Đàn cừu trắng muốt Và cả người đẹp Quê hương tôi đó Tôi yêu quê hương Thiên đường của tôi... La Thành: Giai điệu dân ca Mông Cổ nổi tiếng bởi khúc điệu âm thanh ngân cao và du dương. Nội dung dân ca rất phong phú, có những bài dân ca hát về tình yêu lứa đôi, đón dâu gả chồng, có những bài ca ngợi tuấn mã, đồng cỏ, núi non, sông hồ, cũng có những bài ca ngợi các nhân vật anh hùng, những bài dân ca như vậy đã phản ánh phong tục tập quán, nhân tình thế thái của xã hội Mông Cổ. Ngọc Ánh: Khác với các thế hệ nghệ sĩ dân ca trước đây, các giọng ca dân tộc Mông Cổ trẻ hiện nay không những có thể trình bày rất hay những bài dân ca của dân tộc mình, đồng thời có thể không ngừng nghiên cứu và hát thử những ca khúc lưu hành. Nghệ sĩ Sư-jin-gơ-rư-lơ - giọng ca nổi tiếng dân tộc Mông Cổ sinh năm1968 là một trong số đó, chị đã giành được thành tựu nổi bật trong làng ca nhạc. Trong tiếng Mông Cổ, Sư-jin-gơ-rư-lơ có nghĩa là "ánh sáng trí tuệ" . Sau đây mời các bạn thưởng thức bài hát "Sơn ca như dòng nước mùa xuân" do nghệ sĩ Sư-jin-gơ-rư-lơ trình bày. Dân tộc Mông Cổ là một dân tộc âm nhạc và thơ ca Nghệ sĩ Sư-jin-gơ-rư-lơ La Thành: Nghệ sĩ Sư-jin-gơ-rư-lơ từng là tay chơi đàn guitar bass của một nhóm nhạc, năm 2000 chị bắt đầu phát hành tập Album đầu tiên của mình mang tên "Thiên niên kỷ mới", chính tập album này đã giành hết tất cả các giải thưởng về Nhân vật mới xuất sắc của năm đó, chất giọng của chị cao và vang, chị có tài năng sáng tác âm nhạc, do vậy mà trở nên hết sức nổi tiếng, từ năm 1999 --2005 chị đã liên tiếp 6 lần tham gia đêm Liên hoan văn nghệ chào xuân của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc. Ngọc Ánh: Cá tính của nghệ sĩ Sư-jin-gơ-rư-lơ ngay thẳng, đã nói là làm, yêu ghét rõ ràng, tương đối mạnh mẽ, chị có chất giọng tình cảm đậm đà. Ngoài vừa gảy đàn vừa ca hát ra, chị còn sáng tác nhạc và ca từ. "Sơn ca như dòng nước mùa xuân" vốn là dân ca của dân tộc Choang Quảng Tây ở phía Tây Nam Trung Quốc, đây là bài hát chủ đề trong bộ phim âm nhạc "Chị Ba Lưu" mà trước đây Ngọc Ánh từng giới thiệu, nhưng bài hát này do chị Sư-jin-gơ-rư-lơ đã làm cho bài dân ca này trở nên du dương, hào phóng và có sức hút mạnh mẽ. Dân tộc Mông Cổ là một dân tộc âm nhạc và thơ ca La Thành: Hiện nay trong làng ca nhạc Trung Quốc xuất hiện khá nhiều giọng ca dân tộc Mông cổ, ví dụ như Bu-nhân-ba-nha-ơ , U-lan-tu-ya, Hu-si-lâng , Tề Phong, v.v., Nhóm nhạc "Phượng Hoàng truyền kỳ" gồm đôi giọng nam nữ nổi tiếng nhất Trung Quốc hiện nay, Dương Nguỵ Linh chính là giọng nữ đến từ thảo nguyên Nội Mông Cổ. Những bài hát do nhóm nhạc này trình bày rất được công chúng yêu thích, trước đây Ngọc Ánh cũng từng giới thiệu với các bạn nhóm nhạc "Phượng Hoàng truyền kỳ" và những bài hát do nhóm nhạc này thể hiện qua Chương trình Văn Nghệ cuối tuần của CRI. La Thành: Đúng là như vậy, chính vì nhiều bài hát do họ trình bày rất được mọi người yêu thích cho nên cũng trở thành những ca khúc "múa quảng trường" của các bà mẹ các chị Trung Quốc. Ví dụ như ca khúc "Trăng sáng đầm sen" do họ trình bày năm 2010 có đến hàng triệu người cài đặt làm nhạc chuông điện thoại của mình. Ngọc Ánh: Sau đây, mời các bạn nghe bài hát "Bên trên vầng trăng" do nhóm nhạc "Phượng Hoàng truyền kỳ" trình bày, giai điệu của đàn Đầu Ngựa đã xuyên qua từ đầu chí cuối bài hát này. Dân tộc Mông Cổ là một dân tộc âm nhạc và thơ ca Nhóm nhạc Phượng Hoàng truyền kỳ La Thành: Nhạc dân tộc Mông Cổ vừa mang phong cách chung của cả dân tộc, nhưng lại hòa vào phong cách làn điệu độc đáo riêng của mỗi khu vực dân tộc, do vậy rất phong phú đa dạng, muôn màu muôn vẻ. Nhiều nghệ sĩ đã đến thảo nguyên tựa như biển ca để khảo sát thực tế, tiến hành chỉnh lý, bảo hộ và truyền bá dân ca Mông Cổ. Ngọc Ánh: Cuối cùng mời các bạn thưởng thức bài dân ca Mông Cổ "Nhạn Hồng" do giọng ca trẻ dân tộc Mông cổ Hu-si-lâng trình bày. Hu-si-lâng sinh năm 1982 trong một gia đình chăn nuôi trên thảo nguyên Nội Mông, đồng cỏ mêng mông trên quê hương đã phú cho anh có chất giọng hay, bài "Nhạn Hồng" do anh trình bày đã làm rung động biết bao trái tim của cộng đồng những người phải xa rời quê hương đi mưu sinh ở phương trời xa xôi.

Previous episodes

  • 243 - Dân tộc Mông Cổ là một dân tộc âm nhạc và thơ ca 
    Wed, 24 Apr 2024
  • 242 - Những bản nhạc Quảng Đông nổi tiếng 
    Wed, 17 Apr 2024
  • 241 - Tản văn : Tôi sống không phải để mua vui cho bạn 
    Wed, 10 Apr 2024
  • 240 - Tết Đoan Ngọ an khang 
    Wed, 03 Apr 2024
  • 239 - Chúc mừng Ngày của Cha 
    Thu, 28 Mar 2024
Show more episodes

More Filipino arts podcasts

More Filipino arts podcasts

Choose podcast genre